Keo ong được hình thành như thế nào?
| Đăng ngày Th825,2020
Keo ong có nhiều công dụng và đang được sử dụng ngày càng rộng rãi. Vậy bạn có biết keo ong được hình thành như thế nào không? Cùng Bee Lab+ tìm hiểu sự hình thành và các phương pháp chiết xuất keo ong nhé!
Keo ong còn được gọi là propolis có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp. Các nhà khoa học đã nghiên cứu về thành phần hóa học của keo ong và thấy rằng hỗn hợp này gồm khoảng 240 hợp chất, có thể phân thành các nhóm chính như sau: nhựa (45-55%), sáp + acid béo (25-35%), phenolics khoảng 10%, phấn hoa 5%, flavonoid và các hợp chất khác 5% với nhiều tác dụng đã được chứng minh.
Ong mật tạo ra keo ong (propolis) từ nhựa cây chúng thu thập được (ví dụ như cây bông, bạch dương, cây thông … ). Khi những cây này nở hoa, cây sẽ tiết ra nhựa quanh nụ hoa để bảo vệ hoa khỏi các tác nhân gây bệnh, ong mật đến lấy phấn hoa giúp cây thụ phấn đồng thời mang keo về làm vật liệu xây dựng và khử trùng cho tổ ong. Nhựa cây sau đó sẽ được ong mật nhai, kết hợp với nước bọt của ong để hình thành một hỗn hợp chất mới. Sản phẩm được tạo ra đó được gọi là keo ong.
1. Keo ong được hình thành như thế nào?
Ong mật chỉ đi tìm kiếm keo ong propolis khi bề mặt tổ ong bị thô ráp, nhiều vết nứt và khe hở khiến cho tổ ong không an toàn nên các công ty cung cấp dịch vụ nuôi ong thường bán bẫy có thể sử dụng để thu thập nhiều keo ong hơn. Những cái bẫy này thường là tấm nhựa mỏng có nhiều đường nứt hở thay thế vỏ bên trong tổ ong. Theo thời gian, ong sẽ lấp đầy các khe hở trong nhựa này bằng propolis, khi đó người nuôi ong sẽ thu lấy những tổ ong có nhiều keo ong để tinh chế.

Keo ong là một hỗn hợp được ong thu thập từ nhựa cây, phấn hoa và các thành phần khác
Nhờ đặc tính đóng cứng lại khi ở nhiệt độ thấp, nên người ta thường cho các bẫy ong vào túi để trong tủ đá đến khi keo ong chuyển trạng thái thì dùng va đập để tách chất keo giòn rơi vỡ ra khỏi bẫy.
Còn nếu thu thập keo ong trực tiếp từ tổ ong phế liệu sau khi thu mật ong, khi đó hỗn hợp sẽ có thêm các chất gây ô nhiễm như gỗ, ong chết, … Để loại bỏ các chất này, người ta ngâm tổ ong phế liệu vào thùng nước, những con ong chết, gỗ hay sáp ong sẽ có xu hướng nổi lên, trong khi đó keo ong có xu hướng chìm xuống cho phép người nuôi ong tách bỏ được chất gây ô nhiễm. Sau đó làm lạnh để loại bỏ nước thu lấy keo ong thô.
2. Các phương pháp chiết xuất keo ong
Keo ong thô thường được sử dụng trong thực phẩm chế biến rượu, kẹo, kem đánh răng… Nhưng để sử dụng cho các sản phẩm cao cấp hơn là thuốc hay thực phẩm chức năng, keo ong thường được chiết xuất để lấy hàm lượng hoạt chất flavonoid cao và tinh khiết. Có nhiều phương pháp để chiết xuất keo ong như: chiết bằng cồn 70%, chiết bằng nước, chiết bằng dầu, chiết ở nhiệt độ cao hay chiết bằng phương pháp ép lạnh.
Chiết xuất bằng cồn 70% cho chất lượng keo ong cao khi ngâm khoảng 2 tuần, tuy nhiên dịch chiết thu được có màu nâu hoặc tối và cần làm bay hơi để giảm lượng cồn.
Chiết xuất bằng nước thu được bằng cách ngâm keo ong trong nước hoặc đun sôi trong nước. Tuy nhiên khi đun sôi, một số hợp chất thơm của keo ong có thể bị mất. Mặc dù thành phần hoạt tính dịch chiết nước thấp hơn dịch chiết cồn nhưng đã đc chứng minh là có tác dụng diệt khuẩn và diệt nấm mạnh mẽ.
Chiết xuất dầu của keo ong có thể thu được bằng cách đun nhẹ với dầu dừa, dầu oliu … trong khoảng 10 phút.
Ngoài ra có thể dùng dung môi glyerin, propylen glycol để chiết xuất.
Keo ong cũng có thể chiết xuất ở nhiệt độ cao bằng cách sấy khô sau đó tách chiết với nhiệt độ khoảng 50-60°C.
Ngoài ra keo ong còn có thể được chiết xuất bằng phương pháp ép lạnh. Keo ong sẽ được sấy khô trước khi được tách chiết, ép lạnh với CO2. Đây là phương pháp được đánh giá cao nhất bởi keo ong giữ được độ tinh khiết cao nhất trong các phương pháp.
Tại Việt Nam, những năm gần đây các sản phẩm về Keo Ong đã trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên Tinh chất keo ong Bee Lab+ là sản phẩm keo ong đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam. Đây là sản phẩm với chất lượng và hiệu quả đã được kiểm định. Tinh chất keo ong Bee Lab+ tự tin trở thành người bạn đồng hành chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người Việt!